Men rạn là gì? Những điều cần biết trước khi mua gốm men rạn

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều đã từng gặp ở đâu đó những bình hoa, bức tượng, bát hương,.. có hình dáng ngoài nứt nẻ rất đặc biệt. Đó chính là gốm men rạn, vậy gốm men rạn là gì? Gốm men rạn thường được dùng cho loại sản phẩm gì? Hợp phong thủy ra sao?,... bạn đọc hãy cùng Phụ Kiện Nhà Đẹp tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Men rạn là gì?

Gốm men rạn là dòng gốm độc đáo mà ở lớp men ngoài của gốm sẽ có những vết rạn nứt được cố tình tạo ra nhờ sự chênh lệnh co giãng giữa xương gốm và men.

Để làm được gốm men rạn thì cần người nghệ nhân có tay nghề cao điều chỉnh nhiệt độ để cho phần men chỉ rạn ra tạo hoa văn chứ không nứt toác làm hỏng bình gốm. Giống như men hỏa biến mỗi bình gốm men rạn đều là độc bản duy nhất, khi n hìn vào đó cảm thấy như một mê cung với những nét ảo diệu trong gốm.

Cách điều chế các điểm rạn này thì tùy nghệ nhân mới có thể làm được. Dòng men rạn ngoài cá nhân trực tiếp làm thì cũng phải phụ thuộc vào lửa lò mà những người thợ lò quyết định. Càng có nhiều năm kinh nghiệm, người ta sẽ càng dễ khống chế được men rạn. Nhờ đó tạo nên những hình rạn tam giác, tứ giác.

Những vết rạn này đa dạng kích thước lớn nhỏ có thể kể đến như.Đầu tiên là những vết rạn lớn dạng thạch, tức là dạng to như móng tay, hay còn gọi là rạn đá. Đến những vết rạn chân chim. Đặc biệt còn một dạng nữa đó là rạn tăm, rạn hạt vừng. Bé li ti nhưng ô nào ra ô nấy.

Hình ảnh cận cảnh gốm men rạn
Hình ảnh cận cảnh gốm men rạn

Đặc điểm gốm men rạn

Cấu tạo của gốm men bao gồm phần xương từ đất sét xanh và bã lọc men. Tiếp đó, phần xương gốm được phủ một lớp men dày từ 0.2 – 0.4 mm. Người nghệ nhân đã vận dụng sự chênh lệch giữa bề mặt men và xương gốm để tạo độ rạn cho lớp men.

Lớp phủ men của xương gốm càng dày thì độ rạn của men càng chất lượng. Chất men có độ bền cao và có tính thẩm mỹ. Để làm được điều đó, nghệ nhân làm gốm phải biết kết hợp nguyên liệu, tính chất giữa xương gốm, da gốm và lớp men theo tỷ lệ hợp lý nhất.

Bản chất men rạn là trong quá trình nung đã được sự va đập và sự co ngót của xúc tác giữa men và xương. Men rạn có độ dày gấp 3 lần men bóng. Được nung ở nhiệt độ rất khắc nghiệt.

Men rạn tự nhiên có màu ngả vàng nâu, hay xám tro nhẹ dịu. Gợi cảm giác chân thực và hoài cổ. Phần rạn tách nhau ra bằng cách đánh rạn bằng mực tàu hoặc bằng thuốc tím. Nếu truyền thống hơn là dùng củ nâu. Công đoạn này thực hiện sau khi nung xong để nguội. Cách này làm cho men rạn có vân rõ hơn, nổi bật hơn. 

Chính những đặc điểm trên đã giúp gốm men rạn trở nên độc đáo nổi bật và khác hẳn các loại gốm thông thường.

Bình gốm men rạn cổ nhỏ họa tiết hoa sen
Bình gốm men rạn cổ nhỏ họa tiết hoa sen

Lịch sử hình thành gốm men rạn

Men rạn là loại men nổi tiếng đặc trưng của làng gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Theo các tài liệu, thư tịch nghiên cứu về gốm men cổ ở Việt Nam, sản phẩm gốm men rạn được sản xuất ở Bát Tràng từ khoảng thế kỷ XVI. Công thức pha chế dòng men này chỉ lưu truyền trong một số gia tộc. Do những nghệ nhân giỏi làm nghề nắm vững.

Mặc dù đã thất truyền trong một thời gian rất dài. Nhưng trong những năm đổi mới, được sự động viên của làng nghề và các bậc tiền nhân. Những lớp nghệ nhân sau đã làm ra và phục chế được dòng men rạn.

Gần đây, trong Bát Tràng cũng có một nghệ nhân rất trẻ và tài năng về dòng men rạn như là nghệ nhân Phạm Đạt đã đạt đến trình độ có thể kế thừa của cha ông.

Đĩa trang trí men rạn
Đĩa trang trí men rạn

Ý nghĩa phong thủy của gốm men rạn

Đối với những người quan tâm đến phong thủy, việc chọn màu sắc gắn với mệnh là điều quan trọng. Vì thế, màu sắc của gốm men rạn này có những ý nghĩa đặc biệt đối với những người chơi đồ gốm. Nhiều người cho rằng việc lựa chọn men rạn này đóng vai trò quan trọng để giúp gia chủ làm ăn thịnh vượng, may mắn.

Men rạn tự nhiên có màu xám nhẹ. Màu này thuộc mệnh Kim, sinh với hành Thủy. Do đó, gia chủ mệnh Thủy rất thích hợp với các sản phẩm gốm men rạn.

Trong khi đó, theo thuyết tương sinh tương khắc, Kim tương sinh Thủy nhưng tương khắc Mộc. Vì vậy, gia chủ mệnh Mộc nên hạn chế dùng các sản phẩm đồ gốm men rạn. Còn đối với mệnh Hỏa và Thổ, màu men rạn là trung tính.

Gốm men rạn Bát Tràng thường được vẽ những họa tiết tinh xảo, cầu kỳ. Màu sắc của những hoa văn đó phần nào át đi được tính xấu của màu xám rạn. Vì thế, tùy vào từng mẫu sản phẩm gốm khác nhau mà gia chủ có thể lựa chọn những mẫu phù hợp để mang lại vận khí tốt cho ngôi nhà.

Có những loại gốm men rạn nào

Đồ gốm men rạn được ứng dụng vào rất nhiều sản phẩm khác nhau. Nhưng nhiều nhất là vào các sản phẩm đồ thờ cúng, phong thủy bởi vẻ trầm mặc của nó. Có thể phân loại đồ gốm sứ men rạn thành hai loại: gốm sứ men rạn trơn và men rạn nổi.

Men rạn trơn

Gốm sứ men rạn trơn có trước gốm sứ men rạn nổi. Đặc điểm chính của gốm sứ men rạn trơn đó là lớp vẽ nằm giữa lớp cốt gốm sứ và lớp men rạn. Bạn có thể hiểu đơn giản là người thợ làm ra cốt gốm sứ rồi vẽ lên nền cốt gốm sứ đó. Sau đó mới làm men rồi cho vào lò.

Bình gốm men rạn của nghệ nhân Bùi Viết Mạnh - Bộ sưu tập “tôi yêu những sắc hoa”
Bình gốm men rạn của nghệ nhân 
Bùi Viết Mạnh - Bộ sưu tập “tôi yêu những sắc hoa”

Men rạn nổi

Gốm sứ men rạn nổi có sự cầu kỳ hơn gốm sứ men rạn trơn. Vì các họa tiết đắp nổi rất tỉ mỉ, công phu. Cách làm của nó giống với men rạn trơn nhưng có thêm một khâu đắp nặn trang trí. Sau đó mới vẽ màu lên các phần đắp nặn này.

Như vậy sẽ mất khá nhiều thời gian và tâm sức người làm gốm. Vì vậy, gốm sứ men rạn nổi thường có giá thành cao hơn gốm sứ men rạn trơn.

Dù là men rạn trơn hay nổi nhưng nhìn chung thì mọi người thường thích bề mặt men láng mịn, có điểm rạn nhỏ đều hơn là những điểm rạn lớn. Những sản phẩm gốm sứ có điểm rạn mạng nhện hoặc xoắn ốc thì càng được nhiều khách hàng ưa chuộng hơn.

Bình gốm men rạn nổi
Bình gốm men rạn nổi

Điều cần biết trước khi dùng đồ thờ men rạn

Đồ thờ men rạn có những ưu điểm về chất lượng, giá trị thẩm mỹ, giá trị phong thủy và tâm linh sâu sắc nên ngày càng được mọi người quan tâm và tìm mua.

Tính độc đáo của đồ thờ men rạn:

  • Mỗi món đồ thờ đều có đường nét, điểm rạn khác nhau, không trùng lặp. Được nung ở nhiệt độ cao lên đến 1300 độ C.
  • Màu men được phủ trên nền đắp nổi và được làm hoàn toàn thủ công. Tạo nên sản phẩm có độ đậm nhạt khác nhau. Vẫn đảm bảo nước men bóng, bền, không bị phai màu theo thời gian.

Men rạn còn có khả năng hội tụ và cân bằng quy luật Ngũ hành:

  • Kim: được tạo thành trong lò nung gốm.
  • Mộc: từ tro trấu trong men.
  • Thủy: trong công đoạn nhào nặn và vẽ họa tiết trang trí.
  • Hỏa: nhiệt độ cao bên trong lò nung.
  • Thổ: chất đất, chất men biểu trưng cho sự sinh sôi, nảy nở.

Bộ đồ thờ gốm men rạn Bát Tràng
Bộ đồ thờ gốm men rạn Bát Tràng

Men rạn có làm sản phẩm bị nứt không?

Thật ra men rạn chỉ là phần rạn trên bề mặt men. Cốt gốm sứ không hề có rạn nứt như nhiều người vẫn hiểu lầm. Với những thông tin giải thích về men rạn là gì ở trên, PKND đã chia sẻ chi tiết về quá trình làm men rạn là hoàn toàn đắp nổi thủ công. Do đó, việc men rạn làm sản phẩm bị nứt là vô lý, không khả thi. Vậy nên mọi người cứ yên tâm về chất lượng của đồ gốm sứ men rạn nhé.

Giá thành đồ men rạn có cao hay không?

Đồ thờ men rạn được xem là hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp. Có thời gian sản xuất lâu. Cùng sự tỉ mỉ tâm huyết của người làm nghề. Vì vậy có giá thành cao hơn những đồ thờ thông thường khác. Nhưng giá cũng sẽ tương đương hoặc rẻ hơn so với đồ thờ bằng đồng.

Tuy nhiên, xét về nhiều khía cạnh, việc chọn đồ thờ cúng bằng men rạn là vô cùng hợp lý. Đây là một khoản đầu tư mang tính bền vững. Bởi những giá trị vĩnh cửu như màu men, độ bền sẽ được tăng dần theo nét hoài cổ, linh thiêng. 

Ngoài ra, với mong muốn mang đến không gian thờ phụng uy nghiêm, có hồn, hợp phong thủy. Rất nhiều sản phẩm đồ thờ men rạn được chế tác sao cho phù hợp với những nhu cầu khác nhau. Đem đến nhiều mức giá từ bình dân đến cao cấp. Bất kỳ ai cũng có thể sở hữu.

Lộc bình gốm men rạn
Lộc bình gốm men rạn

 

Viết bình luận