Gốm Chu Đậu - Phục Hồi Và Phát Triển Tinh Hoa Nghề Gốm Việt

Gốm sứ Chu Đậu là sản phẩm nổi tiếng của làng nghề Chu Đậu - Nam Sách - Hải Dương. Các sản phẩm gốm sứ Chu Đậu thường được ưa chuộng dùng làm gốm thờ hoặc làm quà tặng trong các dịp trang nghiệm mang tính lịch sử dân tộc. Mặc dù nổi tiếng như vậy nhưng gốm Chu Đậu đã từng có một thời kì bị lãng quên, các bạn đọc hãy cùng Mộc Gốm tìm hiểu về dòng gốm nổi tiếng này qua bài viết sau nhé!

Gốm Chu Đậu là gì?

Chu Đậu, tiếng Hán có nghĩa là bến thuyền đỗ là tên dòng gốm sứ được đánh giá là dòng gốm mỹ nghệ cao cấp với danh tiếng lưu truyền “mỏng như giấy, trong như ngọc, kêu như chuông” được chế tác tại làng nghề gốm nổi tiếng thuộc thôn Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, trước khi dòng gốm Chu Đậu được phát hiện ở Việt Nam, hơn 40 bảo tàng trên thế giới đã trưng bày đồ gốm này, nhưng không đề rõ xuất xứ cụ thể. Mãi đến năm 1980, ông Makoto Anabuki - cán bộ ngoại giao Nhật Bản tại Việt Nam nhờ tìm hiểu về xuất xứ chiếc bình gốm hoa lam tuyệt đẹp đề: “Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, Bùi Thị Hý bút” tại Bảo tàng Topkapi Saray, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) do ông nghi ngờ đây là bình gốm Việt Nam chứ không phải Trung Quốc, cộng với sự việc khảo sát và khai quật con tàu đắm của người Bồ Đào Nha ở Cù lao Chàm (Quảng Nam) thì người Việt Nam mới thật sự biết đến sự tồn tại của dòng gốm đã bị thất truyền này.

Gốm sứ Chu Đậu có thể coi là gốm của đạo pháp bởi các hoa văn tinh xảo của các sản phẩm này đều mang đậm những nét giá trị nhân văn của Phật giáo và Nho giáo.

Bình hoa gốm Chu Đậu mang các nét hoa văn mộc mạc, truyền thống
Bình hoa gốm Chu Đậu mang các nét hoa văn mộc mạc, truyền thống

Lịch sử phát triển, suy tàn và tái phát triển của Làng Gốm Chu Đậu

Thời kỳ phát triển của gốm Chu Đậu

Làng nghề gốm Chu Đậu hình thành và phát triển rực rỡ trong khoảng thời gian từ thế kỷ 13 - thế kỉ 17. Nhiều lập luận cho rằng sự phát triển mạnh mẽ của gốm Chu Đậu đến từ việc bế quan tỏa cảng của thời kì đầu và giữa của nhà Minh. Khi đó, triều đình chỉ cho phép các tàu đến buôn bán khi kèm theo các vật phẩm cống nạp cho triều đình trong khi tại thời điểm ấy gốm sứ Trung Quốc đang rất được thịnh hành ở phương Tây. Trước tình hình nguồn hàng gốm sứ bỗng dưng bị chặn, các nhà buôn đã chuyển hướng tìm nguồn hàng sang các nước lân cận trong đó có Việt Nam. Với các ưu thế về kinh nghiệm lâu đời, tay nghề thủ công, vị trí đắc địa, các lò gốm tại Thăng Long và Hải Dương đương thời đã được hưởng lợi mạnh mẽ từ việc này và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường quốc tế.

Bộ đồ thờ gốm Chu Đậu
Bộ đồ thờ gốm Chu Đậu

Tại sao gốm Chu Đậu lại biến mất

Tuy tinh xảo và đa dạng mẫu mã nhưng gốm Chu Đậu vẫn còn nhiều hạn chế trong kỹ thuật. Vậy nên vào thời kì cuối của mình nhà Mình đã tái mở cửa và quay trở lại một cách mạnh mẽ, việc này trực tiếp ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ gốm quốc tế của nước ta thời bấy giờ. Bên cạnh đó các cuộc chiến tranh ác liệt thời Lê-Mạc cũng góp phần kiếm cho gốm Chu Đậu biến mất, các nhà nghiên cứu cho rằng nhà Mạc kết thúc và năm 1592 và đây cũng chính là thời kì mà gốm Chu Đậu biến mất.

Hình ảnh gốm Chu Đậu cổ được chưng bày trong bảo tàng
Hình ảnh gốm Chu Đậu cổ được chưng bày trong bảo tàng

Tái phát triển làng nghề gốm Chu Đậu

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sau hơn 400 năm thất truyền. Năm 2001, Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần (Hapro), thành viên của Tập đoàn BRG đã quyết định thành lập Công ty CP Gốm Chu Đậu với sứ mệnh phục hưng dòng gốm cổ Chu Đậu.

Lô gốm Chu Đậu đầu tiên xuất lò vào năm 2003, cùng với thị trường trong nước, gốm Chu Đậu đã xuất khẩu cung ứng sản phẩm ra nước ngoài. Việc mạnh dạn đưa sản phẩm xuất sang thị trường châu Âu là một hướng đi đột phá của sản phẩm gốm Chu Đậu với lượng tiêu thụ tương đối đều đặn. Ngoài ra, các thị trường như Nga, Nhật Bản cũng đóng góp không nhỏ vào doanh thu của công ty. 


Nghệ nhân vẽ tay từng nét trên bình gốm

Đặc điểm của gốm sứ Chu Đậu

Gốm Chu Đậu thuộc dòng gốm cổ cao cấp của Việt Nam, có niên đại vào khoảng thế kỷ XII- XIII, phát triển rực rỡ vào thế kỷ XV-XVI trong suốt thời kỳ Lý – Trần –  Lê –  Mạc. Sang thế kỷ XVII gốm Chu Đậu bị thất truyền.

Nét đặc trưng của gốm Chu Đậu được thể hiện ở kiểu dáng, màu men và các hoa văn họa tiết tinh xảo thể hiện bản sắc văn hóa thuần Việt, phản ánh trung thực nền văn minh của đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Men gốm

   Men gốm Chu Ðậu rất phong phú: như men ngọc (celadon), men nâu, men trắng, men lục. Tuy nhiên tiêu biểu nhất là men trắng trong với hoa văn màu xanh (men trắng chàm) và men trắng trong với hoa văn ba màu vàng, đỏ nâu và xanh lục (men tam thái). 

   Men trắng chàm và men tam thái nổi danh và được ưa chuộng hơn cả. Men trắng chàm (nền men trắng, hoa văn màu xanh biếc) chiếm số lượng cao nhất. Các món đồ vớt được ở ngoài khơi Ðà Nẵng – Hội An cũng đều là men trắng chàm. Do đó, khi nói về đồ gốm Chu Ðậu, người ta chỉ thường biết về loại này mà ít để ý đến các loại men khác. Loại đồ gốm Chu Ðậu hạng nhất này nhiều món đẹp tuyệt vời, bứt xa đồ nhà Minh, và đẹp không kém gì đồ gốm men lam của nhà Thanh bên Tàu.

   Tuyệt vời nhất là hoa văn trên men trắng chàm và men tam thái, hình ảnh thuần túy Việt Nam. Họ vẽ tàu lá chuối, nhánh rong, chim sẻ, chim chích chòe, tôm, cá bống, cóc, rùa, cọng rau muống, bông hoa cúc, hoa sen. Cũng như các bình ấm Việt Nam đời trước, thảng hoặc lắm ta mới thấy một vài bình, ấm thời Chu Ðậu có quai cầm, còn ngoài ra, nơi quai cầm chỉ là một vật trang trí như con rùa, con cá, bông sen… như đồ gốm Việt Nam các thời trước.


Hình ảnh gia công bình gốm thô

Loại hình, kiểu dáng và hoa văn trang trí trên gốm Chu Đậu

   Hình dạng đồ gốm Chu Ðậu vô cùng đa dạng: như bát chân cao, bát chân thấp, tô, đĩa, chén, tước, bình, ấm, âu, chậu, lu, hũ, bát hương, bát trầm, chân đèn, hộp, lọ, bình vôi, nghiên mực, có cả nghiên mực hình con trâu, con cua, rồi lại còn đồ chơi của trẻ em như các hình tượng con gà, con cóc, con lợn, người cưỡi ngựa…, từ các món đồ dùng trong nhà người dân, trong đình chùa, trong nhà giới trưởng giả, cho đến đồ xuất cảng…

   Nhưng xem đồ gốm Chu Ðậu mà bỏ qua bình tỳ bà thì thật uổng. Ngoài các cuộc khai quật ở các lò gốm cũ ở làng Chu Ðậu, loại bình này thường được tìm thấy từ các tàu buôn đắm ngoài khơi Hội An – Ðà Nẵng. Như tên gọi, bình tỳ bà có hình dáng giống cây đàn tỳ bà để dựng đứng. Mình thuôn tròn, cổ nhỏ, miệng loe, thân tròn phình to, thường có bốn tầng hoa văn, trong lòng miệng bình cũng có hình vẽ hoa lá. Tầng thứ nhất ở chung quanh cổ bình hoặc vẽ những tàu lá chuối hay hình cây lúa; tầng thứ hai khi hình hoa cúc, hoa mẫu đơn, khi thì những chuỗi hình xoắn ốc đứng; tầng thứ ba lớn nhất là hình chim chích choè, chim sẻ hay là những ô vẽ đợt sóng biển, bên cạnh những ô vẽ hình hoa lá; tầng dưới cùng là các ô với những vòng tròn hình bầu dục chồng lên nhau.

   Tước (hay bôi) là ly uống rượu chân cao. Ngoài những tước men ngọc, màu xanh trong, còn có những sáng kiến kỳ diệu như tước thần kim quy. Ẩn trong chân tước này là một quả nổi để lộ hình rùa thần kim quy ngồi dưới đáy, khi rượu được rót vào, thì hình thần kim quy từ từ nổi lên theo mực rượu trong lòng tước.

Gốm sứ Chu Đậu đa dạng về họa tiết, công dụng
Gốm sứ Chu Đậu đa dạng về họa tiết, công dụng

   Ðĩa Chu Ðậu rất đẹp, men trắng trong với hoa văn màu chàm. Có những đĩa tam thái rất lớn, đường kính đến khoảng 50cm, nhưng thường thường thì vào khoảng hơn 25cm đường kính. Hoa văn trong lòng đĩa thường gồm hai phần. Vành đĩa rộng 5cm, vẽ cành rau, nhánh lá, tâm đĩa vẽ nhiều hình rất đẹp: Hình con công, con vạc, con nghê, cá chép vượt vũ môn, hươu chạy trên đồng cỏ, bên khóm trúc, bờ lúa, đôi chích chòe, đàn vịt bơi trên hồ sen, trận thủy chiến, cành mai, đóa cúc, đóa mẫu đơn… đường kính độ 15cm. Vành ngoài thành đĩa cũng vẽ những hình hoa lá rất chi tiết, hoa văn màu xanh chàm, đĩa lớn thường là men ba màu (Tam Thái). Cùng với bình tỳ bà và bát Chu Ðậu, đĩa Chu Ðậu là những món đẹp và nổi tiếng, được rất nhiều viện bảo tàng và nhà sưu tập quốc tế ưa chuộng.

   Bát Chu Ðậu cũng thường là men trắng chàm, đường kính ở miệng bát từ 14 đến 16cm, cao từ 8 đến 10cm, nhiều loại hoa văn khác nhau:khi thì chim sẻ đậu trên cành mai, khi thì đóa cúc, đóa mẫu đơn, khi thì lại là khóm phong lan… trong lòng bát. Vành trong của bát cũng vẽ những vòng tròn hoa lá. Hoa văn ở mặt ngoài bát thường gồm hai tầng, phía trên là một vành hoa mai, hoa cúc cao khoảng hơn 3cm, tầng dưới, khoảng 4cm, là những ô có hình các vòng xoắn ốc tiêu biểu của gốm Chu Ðậu. Trên vành ngoài miệng bát cũng có những vòng đồng tâm.

Các sản phẩm nổi bật của gốm sứ Chu Đậu

Bình hút tài lộc Chu Đậu

Bình hút tài lộc gốm Chu Đậu
Bình hút tài lộc

Ấm chén Chu Đậu

Bình hút tài lộc
Bộ ấm chén gốm Chu Đậu

 

Đồ thờ gốm Chu Đậu

Bộ đồ thờ gốm Chu Đậu
Đồ thờ gốm Chu Đậu

Lục bình gốm Chu Đậu

Bình hút tài lộc
Lộc bình gốm Chu Đậu

Bình Hoa Chu Đậu

Bình hoa gốm Chu Đậu
Bình hoa gốm Chu Đậu

Viết bình luận