Đất Sét Cao Lanh Là Gì? Ứng dụng của Kaolin trong cuộc sống hàng ngày

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng ít nhiều nghe đến đất sét Cao Lanh rồi phải không ạ? Đây là loại đất sét có độ tinh khiết và chịu nhiệt cực kỳ cao và được ứng dụng nhiều trong sản xuất gốm sứ, các làng gốm nổi tiếng như: Bát Tràng, Chu Đậu,... đều sử dụng loại đất này để sản xuất ra các sản phẩm tinh xảo của mình.

Vậy đất sét cao lanh là gì? Bạn đọc hãy cùng Phụ Kiện Nhà Đẹp tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Đất sét Cao lanh là gì?

Định nghĩa

Đất sét cao lanh tên tiếng Anh là Kaolin, đây là một loại đất sét có màu trắng đặc trưngchịu lửa rất tốt, với thành phần chủ yếu là khoáng vật kaolinit cùng các khoáng vật khác như:  illit, montmorillonit, thạch anh,...

Cao lanh trắng
Cao lanh trắng

Ứng dụng

Đất sét cao lanh là thành phần không thể thiếu trong sản xuất gốm sứ và các ngành công nghiệp chế tạo vật liệu chịu nhiệt, đá mài, xi măng, phèn nhôm, cao su, đúc, chất độn sơn, giấy, sản xuất mỹ phẩm...

Đất sét cao lanh (kaolin) là nguyên liệu chủ yêu trong sản xuất gốm sứ
Đất sét cao lanh (kaolin) là nguyên liệu chủ yêu trong sản xuất gốm sứ

Lịch sử tên gọi Cao lanh (Kaolin)

Tên gọi đất sét cao lanh được bắt nguồn từ Cao Lĩnh Thổ, Cảnh Đức Trấn, Giang Tô, Trung Quốc, đây là nơi tìm ra loại nguyên liệu này đầu tiên. Từ nhiều đời nay các mỏ đất lại vùng đất này cung cấp cho người dân Trung Quốc một nguồn đất sét để sản xuất gốm sứ vô cùng dồi dào, đây cũng là lý do mà nền công nghiệp gốm sứ ở Trung Quốc khi xưa phát triển mạnh hơn hẳn so với phần còn lại của thế giới.

Còn tên gọi "Kaolin" là cách đọc "Cao Lãnh" của các giáo sĩ người Pháp, cau cách đọc này được du nhập và châu Âu trong khoảng thế kỷ 18 vào trở thành tên gọi tiếng Anh chính sức của "đất sét Cao Lãnh". Về sau khi người Pháp đến Việt Nam thì đân ta phiên âm ngược lại thành tiếng Việt là "Cao Lanh" và được sử dụng cho đến tận ngày nay.

Hình ảnh mỏ cao lanh khai thác tại Việt Nam
Hình ảnh mỏ cao lanh khai thác tại Việt Nam

Phân loại đất sét Cao lanh

Có nhiều cách phân loại đất sét cao lanh, phụ thuộc vào gốc phát sinh, mục đích sử dụng, độ chịu lửa, độ dẻo, độ xâm tán, hàm lượng các ôxít nhuộm màu,...

Phân loại dự theo nguồn gốc phát sinh:

  • Cao lanh sơ cấp:  Cao lanh sơ cấp sinh ra từ quá trình phong hóa hóa học hoăc thủy nhiệt của các loại đá có chứa fenspat như rhyolit, granit, gơnai.
  • Cao lanh thứ cấp: Cao lanh thứ cấp được tạo ra từ sự dịch chuyển của cao lanh sơ cấp và các chất khác từ nơi nó được sinh ra đến nơi lắng đọng bởi xự xói mòn tự nhiên hay do sự di chuyển của các mảng lục địa . Một số kaolin cũng được sinh ra tại nơi tái trầm lắng do biến đổi thủy nhiệt hay phong hóa hóa học đối với acco (arkose), một dạng đá trầm tích mảnh vụn với hàm lượng fenspat trên 25%.

Phân loại dự theo độ chịu lửa:

  • Rất cao: trên 1.750°C
  • Cao: trên 1.730°C
  • Vừa: trên 1.650°C)
  • Thấp: trên 1.580°C

Gốm sứ được sinh ra khi nung ở nhiệp độ tối thiểu khoảng 1.200°C

Phân loại dự theo thành phần hóa học

Cao lanh có thành phần hóa học chủ yếu là Al2O3  và SiO2 ở trang thái nung nóng, và có thể chia làm 4 loại sau:

  • Siêu Bazơ
  • Bazơ cao
  • Bazơ
  • Axit

Viết bình luận