Cỏ tế (cỏ guột cứng) là cây gì? Có ứng dụng ra sao trong cuộc sống?

Cây cỏ tế hay cây guột, guột cứng là loại cây dại mọc nhiều ở các nước nhiệt đới ẩm trong đó có Việt Nam, xưa nay loài cây này thường được dân ta cho là cây gây hại bởi vì chúng phát triển rất mạnh tranh chất dinh dưỡng của cây trồng, tuy nhiên ở một số vùng cùng người ta đã tìm ra cách tận dụng loài cây này vào phát triển kinh tế, vậy cụ thể loài cây là là gì? Có ý nghĩa ra sao trong cuộc sống? Bạn đọc cùng Phụ Kiện Nhà Đẹp tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Cỏ tế ( cỏ guột cứng ) là cây gì?

Cỏ tế là loài cây thuộc họ dương xỉ, có phần thân mọc ở dưới đất khi tươi chúng có màu xanh tươi tự nhiên khi già và héo đi chúng có màu đỏ, nâu rất đẹp, mềm mại và độ bền cao. Chiều cao trung bình từ: 30 - 60cm nhưng bụi lớn có thể phát triển đến chiều cao hơn 1,5m. Loài cây này mọc chủ yếu ở các khu rừng miền núi phía Bắc và một số tỉnh miền Trung từ Quảng Bình trở ra nơi có khí hậu ẩm ướt và mùa đông lạnh.

Ở Việt Nam ta loài cây này thường mọc ở gần như khắp mọi nơi, cứ nơi nào có độ ẩm là chúng có thể phát triển, trên thực tế chúng gây hại rất nhiều cho người nông dân bởi vì đặc tính sinh trưởng nhanh, khó triệt tận gốc nhờ phần thân ẩn sâu dưới đất, phía trên chỉ là cành và lá của cây.

Chúng sẽ chiếm hết chất dinh dưởng của cây trồng dẫn đến cây trồng dẫn đến cây trồng còi cọc, khó phái triển. Vào mùa hạ nắng nóng lá của loài này sẽ khô đi rất dễ bắt lửa, đây cũng là một trong những nguyên nhân rất dễ dẫn đến cháy rừng.

Cây cỏ tế ( guột thẳng)
Cây cỏ tế ( guột thẳng)

Cỏ guột cứng có tác dụng gì trong cuộc sống

Ừm thì có nhiều cái hại đó, nhưng cỏ guột cứng cũng có các ứng dụng hết sức hữu ích với giá trị kinh tế cao có thể kể đến như:

Hình ảnh thu hoạc guột của người dân
Hình ảnh thu hoạc guột của người dân

Đan cỏ tế làm thủ công mỹ nghệ

Khi già và héo đi cỏ tế có màu đỏ, nâu rất đẹp, mềm mại và độ bền cao nên được một số làng nghề ứng dụng vào các sản phẩm thủ công đan lát, tiêu biểu trong đó có thể kể đến là làng nghề Lưu Thượng. Với đôi bàn tay khéo léo, tài hòa, những nghệ nhân làng nghề đan cỏ tế Lưu Thượng đã biến loài cây hoang dại tưởng chừng như vô dụng trở nên hữu ích, tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao.

Nằm cách Hà Nội chừng 40 km, làng Lưu Thượng, thuộc xã Phú Túc, Phú Xuyên, Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với nghề đan cỏ tế có lịch sử hơn 400 năm. Tương truyền, làng được hình thành từ những năm đầu thế kỷ 17. Theo người dân làng Lưu Thượng, họ thường chọn guột lấy từ các vùng Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn…, những nơi có chất lượng tốt hơn so với các vùng khác. Ban đầu, người dân ở đây chỉ sản xuất để phục vụ cho các địa phương và một số huyện lân cận. Nhưng khi nhu cầu ngày càng lớn và tiếng thơm về những sản phẩm ngày một lan xa thì nhiều hộ gia đình trong xã đã đẩy mạnh sản xuất và đưa ra nhiều hơn những mặt hàng với mẫu mã đẹp và sáng tạo.

Ngày nay các sản phẩm làm từ guột rất đa dạng, phong phú, có thể kể đến như: Rổ, rá, cặp… cho đến giường ngủ, tủ, bàn ghế…. hay các vật phẩm có giá trị nghệ thuật như khung ảnh, lọ hoa, con giống… Tùy việc dùng sản xuất loại hàng hóa nào mà cây guột được giữ nguyên hay chẻ ra làm hai, ba hay bốn phần. Sau đó, guột được dùng đan và tạo hình cho sản phẩm.

Các sản phẩm được đan từ cây guột
Các sản phẩm được đan từ cây guột

Dùng làm cây trang trí

Ngoài tác dụng là cây đồ thủ công mỹ nghệ ra thì cỏ tế còn được dùng nhiều làm cây trong trí, với xu hướng sống xanh ngày càng phát triển hiện nay thì tế thường được trồng làm cây trang trí quán cafe, tiểu cảnh sân vườn mang đến nét đẹp tự nhiên, hoang sơ mát mẻ.

Dùng làm chất đốt, phân bón

Là loài cây dễ cháy nên đôi khi người dân cũng dùng thân và lá đã khô của cây tế để làm chất đốt trong sinh hoạt. Ngoài ra nhờ đặc điểm phát triển nhanh nên đây cũng là loài cây rất phù hợp để ủ phân xanh.

Cỏ tế khô
Cỏ tế khô

Cỏ tế dùng làm thuốc đông y

Trong đông y, guột là một phương thuốc được dùng phổ biến với các công dụng như:

  • Có tác dụng thanh nhiệt
  • Chiết xuất lá guột có tính kháng sinh
  • Lá guột trị hen suyễn
  • Thân và rễ cây guột dùng làm thuốc trị giun
  • Đọt non có thể ăn được
  • …..

Làm than hoạt tính

Ngoài các tác dụng truyền thống đã kế đến như trên thì mới đây ThS Mai Thị Nga thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội đã có bài nghiên cữu về dùng cây tế làm than hoạt tính, tuy mới chỉ dùng ở mức nghiên cứu chưa thể đưa vào thực tiễn ngay nhưng đây cũng là một trong những đề tài rất triển vọng.

Bạn đọc có thể đọc thêm bài viết "Sản xuất “vàng đen” từ cây mọc hoang" tại đây: https://khoahocdoisong.vn/san-xuat-vang-den-tu-cay-moc-hoang-135415.html

Than hoạt tính
Than hoạt tính

Viết bình luận