Cẩm nang du lịch làng gốm Bát Tràng
Nếu bạn là một người ưu thích du lịch văn hóa và trải nhiệm thì Làng Gốm Bát Tràng là một địa điểm du lịch chắc chắn không làm bạn thất vọng. Vậy ở Bát Tràng có những địa điểm, hoạt động du lịch ra sao? Bạn đọc hãy cùng Phụ Kiện Nhà Đẹp tìm hiểu về lịch trình du lịch Bát Tràng trong một ngày qua bài viết "Cẩm nang du lịch làng gốm Bát Tràng" nhé!
Giới thiệu về làng gốm Bát Tràng
Bát Tràng là làng gốm cổ có lịch sử hình thành và phát triển nghìn năm từ khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình về Thăng Long. Sau hơn 1.000 năm hình thành và phát triển thì ngày nay làng gốm Bát Tràng tọa lạc tại Huyện Gia Lâm - Hà Nội cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 16km. Đây là nơi sản xuất các sản phẩm gốm sứ nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Bát Tràng cũng là một trong những địa điểm du lịch văn hóa cộng đồng nổi tiếng thu hút hàng trăm nghìn lượt khách trong và ngoài nước hàng năm.
Hình ảnh bảo tàng gốm và làng Bát Tràng nhìn từ trên cao
Cách di chuyển đến làng gốm Bát Tràng.
Nằm không quá xa trung tâm Hà Nội bạn có thể di chuyển đến đây bằng nhiều phương tiện di chuyển khác nhau như: xe máy, xe bus, tàu thủy. Và cách để tìm ra tuyến di chuyển phù hợp nhất đến làng Bát Tràng cũng rất đơn giản, bạn chỉ việc mở Google Maps và chọn địa chỉ và loại phương tiện di chuyển là Google sẽ tự động gợi ý cho bạn tuyến đường di chuyển phù hợp nhất.
Xe bus
Đối với học sinh, sinh viên hay những bạn ưu thích di chuyển bằng phương tiện công cộng thì xe bus là phương tiện di chuyển số một rồi. Để có thể đi bus đến Bát Tràng thì trước tiên bạn cần bắt bus đến một trong những điểm dừng mà bus 47A và 47B đi qua sau đó đó bắt xe này để đến được Bát Tràng.
Thông tin tuyến bus:
- Tuyến bus: 47A(Long Biên - Bát Tràng), 47B(Đại học Kinh tế Quốc dân - Kiêu Kỵ)
- Thời gian xe chạy: 5:00 - 21:00 mỗi chuyến cách nhau 20 phút.
- Giá vé: 47A 7.000đ/lượt, 47B 8.000đ/lượt
- Thời gian di chuyển: Mất khoảng 30p - 2 tiếng để di chuyển đến Bát Tràng tùy theo điểm khời đầu của bạn.
Lộ trình di chuyển của xa bus 47A đến làng gốm Bát Tràng
Lộ trình di chuyển của xa bus 47B đến làng gốm Bát Tràng
Ưu điểm:
- Chi phí rẻ, phù hợp với túi tiền của học sinh, sinh viên nhất là trong thời kỳ giá xăng cao như hiện nay.
- Có thể rảnh tay làm những việc khác trong quá trình di chuyển. Vị dụ: đọc sách, xem phim, ngủ, ngắm cảnh,...
- An toàn, di chuyển bằng xe bus sẽ an toàn hơn rất nhiều so với di chuyển bằng xe máy vì các cung đường ở ngoại thành thường có nhiều xe tải lớn di chuyển rất nguy hiểm.
- Làng Bát Tràng không quá lớn nên sau khi đến điểm dừng bạn có thể đi bộ hết cả làng mà không gặp khó khăn gì.
Nhược điểm:
- Nếu bạn ở vị trí ít điểm dừng hoặc không có tuyến đi thẳng đến Bát Tràng thì thời gian di chuyển sẽ lâu và tốn kém hơn.
- Không phù hợp với người say xe.
- Không có nhiều tuyến di chuyển thẳng đến Bát Tràng nên bạn sẽ cần đi đến các điểm trung chuyển.
Xe máy, ô tô và các phương tiện cá nhân khác
Xe máy là phương tiện đi chuyển phổ biến nhất khi đến Bát Tràng, nhất là với các bạn trẻ nhờ các ưu và nhược điểm sau:
Tuyến đường di chuyển
Đến với làng gốm Bát Tràng bạn cần di chuyển qua cầu Chương Dương, Thanh Trì hoặc Vĩnh Tuy sau đó di chuyển dọc theo ven sông về hướng Hưng Yên cho đến khi thấy biển Làng Gốm Bát Tràng là đến nơi.
Ưu điểm:
- Thời gian di chuyển nhanh hơn so với các phương tiện khác, trung bình từ 30p - 1 tiếng di chuyển tính từ nội thành Hà Nội.
- Phù hợp với các trẻ thích đi phượt, và trải nhiệm các cung đường.
- Có thể chủ động thời gian và các địa điểm vui chơi, không phụ thuộc vào thời gian di chuyển của các tuyến xe bus.
Nhược điểm:
- Tuyến đường di chuyển đến Bát Tràng khá bụi bặm, nhiều xe tải nên cũng có một độ nguy hiểm nhất định.
Đường sông
Đây là phương tiện độc đáo dành cho các khách du lịch khi muốn trải nhiệm một hành trình thám cảnh dọc theo bờ sông hồng.
Giá vé Tour du lịch vào khoảng 300k - 400k/ người xuất phát lúc 7h:00 sáng tại 42 Chương Dương Độ và đến Bát Tràng vào lúc 11h:40 phút sáng. Trên hành trình ngoài Bát Tràng thì bạn còn được trải nhiệm giao lưu quan họ Bắc Ninh, lễ đền Đầm, Đềm thờ Tiên Dung,...
Các địa điểm và dịch vụ du lịch phải trải nhiệm khi đến Bát Tràng
Ở Bát Tràng có những địa điểm tham quan nào? Dưới đây Phụ Kiện Nhà Đẹp sẽ gợi ý cho các bạn một số địa chỉ không thể bỏ qua khi ghé thăm Làng Cổ Bát Tràng nhé!
Bảo tàng gốm sứ Bát Tràng
- Vé vào cửa: miễn phí
Mình thấy nhiều người thường chọn bảo tàng gốm là nơi tham quan cuối cùng khi đến làng cổ Bát Tràng, tuy nhiên thì mình khuyên các bạn nên chọn bảo tàng là nơi tham quan đầu tiên. Vì nơi đây sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn bao quát và tổng thể nhất về lịch sử hình thành và phát triển của làng để bạn có thể hiểu hơn về những địa điểm mà bạn sắp đi qua. Ngoài ra thì tại đây các sản phẩm cũng đều được gắn giá thành nên bạn sẽ lắm được giá thành cơ bản để không bị hớ khi mua hàng tại chợ.
Ngoài ra thì bảo tàng gốm cũng là địa điểm chụp ảnh đẹp số một tại Bát Tràng và chắc chắn là bạn sẽ muốn có những bức ảnh chụp tại nơi đẹp nhất trong tình trạng tốt nhất cho xem.
Hình ảnh các sản phẩm gốm trưng bày tại bảo tàng gốm Bát Tràng
Đây cũng là một trong những địa điểm check in lý tưởng cho các bạn trẻ
Hình ảnh phía bên ngoài bảo tàng gốm Bát Tràng
Chợ gốm Bát Tràng
-
Vé vào cửa: miễn phí
Chợ gốm nằm ở trung tâm của làng gốm Bát Tràng, đây là mà các gian hàng buôn bán san sát nối tiếp nhau. Đây là nơi bạn có thể tìm thấy những món quà lưu niệm với đa dạng mức giá và kiểu dáng độc đáo.
Các mặt hàng cơ bản thường có: bình hoa, ấm chén, tượng tiểu cảnh, chum rượu, lộc bình, bình hút lộc.. với chất liệu đa dạng như: gốm đất nung, gốm sành và gốm sứ các loại men cũng rất da dạng từ men hỏa biến, men lam, men khử, men rạn,...
Chợ gốm Bát Tràng
Tuy nhiên khi mua hàng tại đây bạn cũng cần chú ý các vấn đề sau:
- Nên mua các sản phẩm gốm có dấu Bát Tràng, bởi các tiểu thương tại đây rất hay trà trộn các sản phẩm gốm Trung Quốc giá rẻ vào để bán nhằm chuộc lợi.
- Kiểm tra kỹ lớp men để tránh mua phải các sản phẩm lỗi, bạn nên kiểm tra kỹ lớp men để tránh mua phải các sản phẩm lỗi men.
- Cần mặc cả khi hàng, nếu cứ thẳng tay mua hàng thì bạn có thể bị bóp giá đó.
Hình ảnh phía bên trong chợ gốm
Trải nhiệm tự tay vuốt gốm
- Giá vé: 40.000đ - 60.000đ
Trải nhiệm tự tay nặn gốm
Đến với Bát Tràng mà lại không thử trở thành nghệ nhân thì chắc chắn sẽ là một thiếu sót rất lớn. Chỉ với mức giá 40-60k là bạn sẽ được đích thân các nghệ nhân tại đây "cầm tay chỉ việc" để có thể tạo ra một sản phẩm gốm hoàn chỉnh.
Quy trình để tự tạo một sản phẩm gốm như sau:
- Bước 1: Dùng bàn xoay tạo hình đất sét cao lanh, các nghệ nhân sẽ thực hành cho bạn xem trước, sau đó bạn chỉ việc làm theo là được.
- Bước 2: Vẽ gốm, bạn có thể thỏa sức sáng tạo ra các mẫu gốm độc bản duy nhất.
- Bước 3: Nếu bạn chỉ muốn đem về làm kỷ niệm, chứ không có ý định sử dụng sản phẩm mình vừa tạo ra thì nó sẽ được đem đi sấy khô để bạn có thể đem về. Còn nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm vào cuộc sống hàng ngày thì bạn sẽ mất thêm 50-70k để các bác nghệ nhân tráng men sau đó đem nung và cuối cùng sẽ gửi chuyển phát nhanh về tận nhà bạn.
Hình ảnh tô màu cho sản phẩm gốm của du khách
Đình làng gốm Bát Tràng
Nằm hướng ra phía Sông Hồng, đình làng là nơi thờ Thành Hoàng làng và tổ chức các trò chơi, sự kiện, lễ hội trong làng. Nếu bạn đi làng cổ Bát Tràng đúng dịp lễ hội, bạn có thể khám phá nét văn hóa vô cùng độc đáo, náo nhiệt tại đây.
Đình làng gốm Bát Tràng
Nhà cổ Vạn Vân
Nhà cổ Vạn Vân là công trình kiến trúc tuyệt tác bao gồm các họa tiết gốm sứ, ấm men lam, lọ rồng và bộ khuôn bản dập làm gốm… từ trước thế kỷ 15.
Ngôi nhà này được dựng lên cách đây 11 năm, gồm có 3 gian: gian đầu tiên là ngôi nhà gỗ 200 tuổi đưa từ Thái Bình về, gian thứ hai cũng là một ngôi nhà cổ được mua ở Nam Định, gian thứ ba là ngôi nhà đã có sẵn từ trước đó.
Nhà cố Vạn Vân mở cửa từ 8h-17h30 hàng ngày, các bạn nhớ chú ý thời gian để tham quan nhé!
Nhà cổ Vạn Vân
Đến làng gốm Bát Tràng ăn gì?
Hãy cùng chúng mình điểm qua vài món ăn nổi tiếng tại làng gốm Bát Tràng nhé!
Trà ướp hoa sói
Đây là loại trà đặc biệt chỉ có tại Bát Tràng, đặc sản chè hột hoa Sói đã tồn tại từ lâu và đi sâu vào cuộc sống của người dân nơi làng gốm Bát Tràng bao đời nay.
Trà ướp hoa sói
Canh măng mực
Đây được xem là món không thể thiế trong các buổi lễ mâm cỗ của người dân Bát Tràng. Món canh nấu rất kỳ công, khéo léo nên không tanh, chỉ cảm nhận mỗi hương vị hấp dẫn.
Canh măng mực
Viết bình luận