Cách Trồng & Chăm Sóc Hoa Lan Càng Cua Giúp Cây Xanh Hoa Nở Đều
Hoa lan càng cua là loài cây được trồng làm cảnh phổ biến ở Việt Nam với màu sắc hoa đa dạng như: đỏ, hồng, tím, vàng, cam, trắng,... Chúng thừng được trồng mang mục đích trang trí ban công, sần vườn hay thậm trí là bàn làm việc. Vậy cách trồng loài cây này ra sao? Bạn đọc hãy cùng Phụ Kiện Nhà Đẹp tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cũng như nguồn gốc đặc tính của loại cây này nhé!
Lan càng cua là hoa gì?
Chậu hoa càng cua để trong nhà
Nguồn gốc lan càng cua
Cây hoa lan càng cua hay còn gọi với các tên gọi khác như: tiểu quỳnh, nhật quỳnh, càng cua là loài cây thuộc họ xương rồng (danh pháp khoa học: Schlumbergera truncata) là một loài thực vật có hoa trong họ Xương rồng. Loài cây này có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới khu vực Nam Mỹ. Hiện nay giống lan càng cua nổi tiếng trên thế giới nhớ dáng hình bắt mắt, độc đáo, màu sắc hoa độc đáo. Tại Việt Nam loài cây này thích nghi rất tốt nhờ hợp khí hậu và được trồng nhiều để trang trí ban công, sân vườn hay thậm trí là decor nội thất.
Những ghi chép đầu tiên về cây hoa tiểu quỳnh
Đặc điểm của lan tiểu quỳnh
Được gọi dân dã là càng cua cũng bởi vì hình thù thân và hoa giống giống chiếc càng cua, cụ thể ra sao bạn đọc cùng tìm hiểu nhé!
Thân: Mọc thành từng đốt, mỗi đốt dài khoảnh 3-4cm dạng bản dẹt giống như một chiếc lá, 2 bên mép có khứa răng cưa hướng lên, các răng cưa này phần lớn sẽ biến mất sau khi thân già phần còn lại sẽ biến thành các gai nhọn bảo vệ cây. Thân càng cua trong giai đoạn đầu và giữa của chu kỳ phát triển sẽ có màu xanh lục, ở cuối chu kỳ màu xanh này sẽ bị mất đi đồng thời thân cây phình to lên thành hình tròn và hóa gỗ giúp chống đỡ các cành non hơn mới phát triển. Càng cua là loài cây phát triển thành từng bụi thường dài khoảng từ 25-40cm cá biệt có những cây lâu năm với điều kiện sinh trưởng tốt có thể cao đến 50-70cm.
Thân hoa càng cua mọc thành nhiều đốt
Hoa: Tiểu quỳnh có hoa khá là to so với thân, hình dáng giống chiếc càng của con cua, hoa nở rất rực rỡ nhưng thường chỉ nở được từ 2-3 ngày sau đó sẽ tàn. Hoa tiểu quỳnh có khả năng tạo quả tuy nhiên ở Việt Nam do khác biệt khí hậu thời tiết nên tiểu quỳnh rất ít đậu quả, để dễ hình dung thì quả và hạt của tiểu quỳnh có thể coi là một phiên bản mini của quả thanh long.
Các màu sắc hoa của lan càng cua
Quả của cây hao càng cua
Cách trồng và chăm sóc hoa lan càng cua
Lan càng cua là loài cây dễ trồng dễ chăm sóc, bạn có thể trồng cây trên giá thể, đất hay thậm chí là ghép vào thân cây xương rồng,...
Các dụng cụ cần chuẩn bị
Chuẩn bị đất:
Đất trồng lan càng cua cần mang các yếu tố như: giàu chất dinh dưỡng, tơi, xốp, thoáng khí, thoát nước tốt và hơi chua. Để có được loại đất trên thì bạn nên mua đất trồng ở ngoài hoặc trộn đất với phân chuồng, xơ dừa, than, tro, mùn cưa, vỏ trấu,... Ngoài ra thì bạn nên trộn thên đất trồng với vôi bột kết hợp với phơi nắng khoảng một tuần để hạn chế sâu bệnh.
Đất trồng phù hợp cho lan càng cua
Chuẩn bị giống
Bạn nên chọn cây giống càng cua có các đăc điểm sau: Cây có tán phát triển xanh tốt, cành và thân to màu xanh lá đậm mọng nước không có biểu hiện héo hay sâu bệnh phá hại. Nếu cây có các biểu hiện trên thì chỉnh tỏ bạn đang có một cây giống khỏe mạnh, tuổi phù hợp và không mầm sâu bệnh thích hợp để nhân giống.
Chậu trồng
Càng cua là cây không yêu cầu quá cao về chậu trồng nên bạn chỉ cần chọn một chậu hay vị trí có kích thước phù hợp và thoát nước tốt là được.
Cách trồng lan càng cua
Giâm cành
Bước đầu ta cắt lấy đốt màu xanh đậm, to khỏe sau đỏ để trong bóng mát đến khi sẹo của cây khô đi. Sau khi sẹo đã khô ta tiếm hành giâm cành vào trong đất, cách khoảng 3 - 4 ngày ta tiến hành tưới một lần nhằm giữ ẩm cho cây. Sau khoảng một tháng cây bắt đầu ra rễ và lên mầm mới.
Đây là cách nhân giống được sử dụng phổ biến vì rất tiện lợi tuy nhiên cách này cũng có các nhược điểm như: tỉ lệ cây sống không phải 100%, sau khi trồng cây sẽ chưa thể ra hoa ngay được vì mất thời gian phát triển lại bộ rễ mới.
Cây hoa tiểu quỳnh được trồng bằng phương pháp giâm cành
Ghép lan càng cua
Để ghép lan càng cua thì đầu tiên cần có gốc ghép, gốc thường được sử dụng là gốc thăng long bởi vì thăng long là loài cây có bộ rễ khỏe và sức sống mãnh liệt lại cùng họ với càng cua.
Đầu tiên thì bạn cần chuẩn các mắt ghép, mắt này chính là các đốt của cây càng cua với tiêu trí lựa chọn giống như phương pháp giâm cành. Tiếp đó ta dùng dao dã khử trùng sạch sẽ cắt một đường sâu khoảng 2-3cm ở cạnh chữ "V" của gốc ghép sau đó cắm mắt ghép vào trong gốc ghép và dùng túi nilon bọc kín vị trí ghép lại và để vào chỗ râm mát. Khi tưới nước ta không nên tưới quá nhiều chỉ vừa đủ giữa ẩm cho cây và tránh nước tiếp xúc vào vị trí mắt ghép, sau khoảng nửa tháng cây sẽ ổn định và cho ra mầm mới.
Với cách này cây sẽ phát triển nhanh nhờ được thừa hưởng bộ rễ từ gốc ghép, tuy nhiên cách này về lâu về dài sẽ không tối ưu bằng việc giâm cành vì sau này bộ rễ của gốc ghép sẽ thoái hóa và cây không ra được các mầm con mới từ dưới dất.
Ghép lan càng cua
Hướng dẫn chăm sóc lan càng cua (lan tiểu quỳnh)
Thuộc loại cây ưa bóng, nơi râm mát, nhu cầu nước ít nên khi trồng chăm sóc cây lan càng cua các bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Ánh sáng: lan càng cua không chịu được nắng gắt chiếu trực tiếp mặc dù cây có tính hướng sáng mạnh. Mùa xuân và thu có thể trưng cây ngoài trời để cung cấp đủ ánh sáng cho cây quang hợp và tích lũy dinh dưỡng. Mùa hè nên che nắng bằng lưới hoặc đặt cây dưới bóng cây to. Mùa đông trưng cây trong phòng có chiếu sáng. Vì vậy lan càng cua còn được trưng trong nhà như một cây trang trí nội thất duyên dáng.
- Nhiệt độ: càng cua ưa mát, nhiệt độ phù hợp cho cây phát triển ổn định là 15-25oC. Nhiệt độ xuống đến -40oC cây bị chết, cao hơn 35oC cây phát triển kém.
- Độ ẩm: lan càng cua ưa ẩm trung bình, độ ẩm thích hợp nhất là 40-60%. Cây dễ bị nhiễm bệnh và thối nhũn nếu trời mưa và râm dài ngày. Đất trồng trong chậu cũng có độ ẩm vừa phải.
- Đất trồng: Để cây lan càng cua sai hoa, cần trồng đất thoáng khí, tơi xốp, nhiều mùn và hơi chua. Khi trồng cây cần bón lót bằng phân hữu cơ.
- Đất trồng phải giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí và hơi chua. Chậu trồng lan cua nên bổ sung các phân hữu cơ để bón lót, nên trồng bằng đất bùn và đất mùn. Nếu ghép càng cua vào xương rồng thì đất trồng giống trồng xương rồng.
- Tưới nước: càng cua thuộc loại xương rồng nên nhu cầu nước tưới không nhiều, tuy nhiên đợt nở hoa cây rất sai hoa nên cần chú ý khi tưới nước:
- Lan Càng cua cần tưới nước nhiều vào mùa hè, có thể chịu đất khô nhẹ giữa 2 đợt tưới
- Khi cây ra hoa cần tưới đủ nước, tránh ngập úng, tưới ít quá sẽ làm hoa rụng nhanh, tưới nhiều quá làm úng cây. Vì vậy nên tưới đủ nước khi thấy đất trên mặt chậu se khô.
- Hạn chế tưới nước sau khi hoa tàn, nên để đất khô khoảng vài tháng, nên đem cây vào nhà nếu thời tiết quá lạnh.
- Bón phân: nhu cầu dinh dưỡng của lan càng cua cũng trung bình. Nên tưới phân loãng 15 ngày/lần luân phiên bằng phân hạt và dung dịch . Để cây sai hoa hơn cần tưới trước khi cây ra hoa một ít phân lân vào mùa thu.
Lưu ý: Muốn lan càng cua nở nhiều hoa, trước khi hoa nở 40-70 ngày, cần trưng cây trong bóng tối 12h/ngày.
Chậu hoa lan càng cua
Viết bình luận