Gốm là gì? Cách phân biệt đồ gốm sứ, gốm sành và gốm đất nung

Gốm là một loại vật liệu được phát minh từ rất sớm, khoảng 29.000 - 25.000 năm trước công nguyên, ngay sau khi con người tìm ra lửa. Gốm trải qua các thời kì đã ngày càng trở lên cứng chắc và tinh xảo hơn. Trong bài viết này Phụ Kiện Nhà Đẹp sẽ giải thích cho bạn đọc về cách phân biệt các loại đồ gốm, tính chất và ứng dụng của chúng trong cuộc sống.

Cách phân biệt các loại gốm chính.

Có 3 loại gốm chính là: gốm đất nung, gốm sành và gốm sứ tương ứng với từng giai đoạn phát triển của lịch sử.

Điểm khác nhau giữa các loại gốm
Điểm khác nhau Gốm đất nung Gốm sành Gốm sứ
Nhiệt độ nung

 600 °C - dưới 1.100 °C

1.100°C - 1.200°C

1.200°C - 1.400°C

Màu sắc Nâu, nâu da bò hoặc đen, nâu đỏ Nâu, đen Trắng
Men Không có 1 lớp men bóng Đạng kiểu men và lớp men
Âm thanh Âm trầm, ít vang Âm trong và vang hơn so với gốm đất nung Âm trong và rất vang

 

Hình ảnh gốm đất nung, sành, sứ khi đặt cạnh nhau
Hình ảnh gốm đất nung, sành, sứ khi đặt cạnh nhau

Gốm đất nung

  • Tên tiếng Anh: Terracotta
  • Lịch sử hình thành: Đây là loại gốm được phát triển ngay từ những ngày đầu của lịch sử nhân loại vào khoảng 29.000 - 25.000 TCN. Ngay từ những ngày đầu tìm ra lửa con người đã quan sát thấy khi đất gặp nửa chúng sẽ trở lên răn chắc đặc biệt với là với loại đất dẻo, có độ kết dính cao, sau này chúng được gọi là đất sét. Ở những ngày đầu con người sẽ nạn đất sét bằng tay, không trang trí và nung trong các hố nung lộ thiên, phương pháp này đơn giản tuy nhiên các sản phẩm có tỉ lệ thành phẩm thấp, dễ thấm nước và độ bền không cao. Về sau con người phát minh ra lò nung từ đó nhiệt độ nung tăng cao, các sản phẩm gốm cũng dần trở lên hoàn thiện hơn cả về chất lượng và mẫu mã, chúng được trang trí thêm nhiều hoa văn, họa tiết và trở lên rắn chắc và ít thấm nước hơn. 
  • Nguyên liệu tạo thành: Đất sét
  • Nhiệt độ nung: Chỉ khoảng 600 °C - dưới 1.100 °C
  • Tính chất: Xốp dễ thấm nước, bề mặt thô.
  • Nhận biết: Gốm đất nung thường được nhất biết thông qua màu sắc và bề mặt. Màu của gốm đất nung sẽ phụ thuộc vào loại đất set tạo nên chúng, thường sẽ là màu nâu, nâu da bò hoặc đen, nếu trong đất có chứa khoáng vật sắt thì đất sẽ có màu nâu đỏ. Bề gặt sẽ là bề mặt thô dáp và không có độ bóng hoặc độ bóng rất ít vì bên ngoài không có lớp men bao phủ.
  • Ứng dụng: Gốm đất nung được ứng dụng nhiều trong xây dựng, mỹ thuật, đồ gia dụng. Các vật dụng làm từ gốm đất nung có thể kể đến như: gạch, ngói, tượng điêu khắc, chậu cây, bình hoa, bình dựng nước...

nhận biết gốm đất nung
Gốm đất nung nhìn thô và mộc mạc

Gốm sành

  • Tên tiếng Anh: Terracotta ( trong tiếng anh cả gốm đất nung và sành có cùng tên gọi là Terracotta)
  • Lịch sử hình thành: Đồ sành được phát triển tương đối sớm ở Trung Quốc nơi có nguồn đất sét dồi dào, ngược lại ở châu Âu do các lò nung hoạt động kém hiệu quả hơn cũng như nguồn đất sét khá khan hiếm vậy nên đồ sành chỉ thực sự phát triển từ cuối thời trung cổ. Sành và sứ đều được coi là vật dụng đắt tiền mãi cho đến thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XV - XVII).
  • Nguyên liệu tạo thành: Đất sét
  • Nhiệt độ nung: Từ khoảng 1.100°C - 1.200°C
  • Tính chất: Sành rất cứng, không thấm nước, độ trơ rất cao, cách điện, chịu nhiệt cao, được làm từ đất nên thân gốm thường có màu nâu đất hoặc đen
  • Nhận biết: Sành sẽ cứng và có âm thanh vang hơn so với gốm đất nung, tuy sành vẫn sẽ có màu nâu hoặc đen chứ không trắng như sứ.
  • Men: Sành thông thường cũng sẽ chỉ được tráng men bóng bóng bên ngoài giúp tăng độ bền, thấm nước và tạo sự thẩm mỹ.
  • Ứng dụng: Nhờ các đặc tính đã nêu ở trên nên sành được ứng dụng chủ yếu làm đồ đựng hoặc thủ công mỹ nghệ như: bộ đồ ăn, bình hoa, chum đựng nước, bình rượu,... các sản phẩm được làm từ gốm sành có độ bền cao và không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. Ngoài ra nhờ tính chất cách điện nên sành còn được ứng dụng nhiều trong công nghệ năng lượng.

Cách nhận biết sành gốm
Sành nhìn cũng khá thô tuy nhiên bên ngoài sẽ được phủ một lớp men bóng

Gốm sứ

  • Tên tiếng anh: Ceramic
  • Lịch sử hình thành: Đồ sứ cần nhiệt độ lò nung cao vậy nên nó được phát triển khá muộn vào khoảng năm 618 - 906 tại Trung Quốc. Theo truyền thống xưa thì người Trung Quốc không tách riêng tên gọi sành, sứ mà chỉ gọi chung là gốm "cao lửa" tức gốm nung ở nhiệt độ cao. Điều này vô hình chung đã kiến cho việc xác định thời gian sinh ra sứ trở lên khó xác định. Trong quá khứ gốm sứ được sản xuất nhiều tại Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam và xuất khẩu đi toàn thể giới bằng đường biển bởi các nhà buôn châu Âu. Trên thực tế thì từ thế kỷ 18 đổ về trước thì ngoài khu vực Đông Á không có nơi nào mà đồ sứ thật sự được sản xuất một cách hiệu quả cả.
  • Nguyên liệu tạo thành: Đất sét cao lanh trắng
  • Nhiệt độ nung: 1.200°C - 1.400°C
  • Tính chất: Đồ gốm sứ có độ trong,độ sáng, độ dai, độ cứng cao hơn so với sành và gốm đất nung. Điều này đạt được chủ yếu nhờ quá trình thủy tinh hóa khoáng vật mullit có trong đất sét cao lanh tạo thành. Sứu cũng có các tính chất như: không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, độ trơ cao,...
  • Nhận biết: Để phân biệt gốm sứ với gốm sành và gốm đất nung ta dựa vào màu sắc và âm thanh của sứ. Sứ có màu sắc trắng và âm thanh nghe thanh và vang hơn so với nhưng loại còn lại.
  • Men: Sứ thường được phối với đa dạng các loại men để tạo thẩm mỹ tăng độ bền, có thể kể đến như: men hỏa biến, men tiêu, men rạn, men thúy hồng,...
  • Ứng dụng: Đồ sứ được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất đồ gia dụng như: Bát đĩa, bình hoa, bình đựng, chum, tượng trang trí,... Ngoài ra nhờ tính cách điện và cách nhiệt và đợ trợ cao sứ còn được ứng dụng nhiều trong công nghệ năng lượng và công nghệ sinh học.

Nhận biết gốm sứ
Bộ ấm chén sứ sẽ có cốt màu trắng và trang trí hoa lá với nhiều lớp men.

Tổng kết

Chúng ta đã vừa đi qua quá trình hình thành của 3 loại gốm xuyên suốt chiều dài lịch sử của con người. Hiện nay thì hầu hết các sản phẩm chúng ta dùng cho sinh hoạt hàng ngày đều sẽ là sứ, chúng sẽ khác nhau chủ yếu ở lớp men, trình độ tạo tác của người làm. Còn sành được dùng ít hơn chủ yếu là dùng làm các chum đựng nước, chum đựng rượu,... cần kích thước lơn, như vậy giá thành sản phẩm sẽ rẻ hơn so với dùng sứ. Còn với gốm đất nung thì ngày nay trở lên khá hiếm vì tính ứng dụng không cao, chúng chỉ được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt và mang trính chất trưng bày là chính.

Viết bình luận