Con Nghê là gì? Ý nghĩa hình tượng con Nghê trong văn hóa Việt

con-nghe-la-con-gi-y-nghia-hinh-tuong-con-nghe-trong-van-hoa-viet-2

Con nghê là con gì?

Nghê hay hay Toan Nghê, Ông Nghê là một loài linh vật có từ ngàn xưa trong văn hóa dân tộc Việt Nam ta với hình dáng thân chó, đầu kỳ lân và móng vuốt sắc nhọn. Nghê thường được đặt ở cổng đình chùa, đền, miếu, cổng làng và đôi khi là cả cổng nhà của các hộ gia đình khá giả với ý nghĩa bảo vệ dân làng, gia chủ khỏi những kẻ gian, tà ma, ác quỷ.

Sở dĩ nghê mang đặc trưng của người Việt vì nó được hình tượng lên từ hình tượng loài chó, đây là loài vật rất thân thuộc với người nông dân Việt Nam kia xưa, hầu như mỗi nhà ít nhất cũng sẽ nuôi một con để canh giữ nhà cửa.

con-nghe-la-con-gi-y-nghia-hinh-tuong-con-nghe-trong-van-hoa-viet-1
Tượng con nghê gốm.

Nguồn gốc hình tượng con Nghê Việt

Nghê có nguồn gốc là Kỳ Lân ( dựa trên hình tượng loài Sư Tử) được du nhập từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam khi xưa, nhưng sau khi đến Việt Nam thì đân ta đã Việt Hóa thành linh thú Nghê với hình dáng dựa trên loài chó như ngày nay, nghê là linh vật sánh ngang với Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) trong thần thoại.

Con nghê Việt mang hơi hửng của Ấn Độ giáo nên so về tương đồng thì sẽ giống với linh vật sư tử của Lào và Thái nhưng với sư tử Trung Quốc thì khác  khác xa. Sư tử Trung Quốc theo hướng mãnh thú, dã thú; nghê thì có yếu tố linh thú, có sự linh thiêng. Nghê không chỉ phổ biến ở các làng quê đồng bằng bắc bộ mà còn được gặp nhiều ở quần thể kiến trúc cung đình Huế.

con-nghe-la-con-gi-y-nghia-hinh-tuong-con-nghe-trong-van-hoa-viet-4
Tranh Nghê tết xưa.

Ý nghĩa nghê trong phong thủy

Con nghê mang ý nghĩa phong thủy xua đuổi, ngăn chặn tà ma, ác khí,… Cụ thể thì với mỗi một vị trí đặt thì Nghê sẽ mang một ý nghĩa khác nhau như sau:

  • Đặt tại cổng làng, chùa: Nghê thường được đặt ở vị trí từ trên cao nhìn xuống, ở vị trí này nghê có thể nhìn thấu được tâm cân của những người ra vào cũng như những yêu ma tiếp cận từ đó giúp bảo vệ những nơi này.
  • Đặt tại ngã ba đường, trước cửa nhà: Đặt Nghê tại vị trí này giúp hóa giải những điểm xấu, sát khí, hung dữ có thể xảy ra cho chủ nhà. Tuy vậy, Nghê cần được thực hiện đúng phong thủy, không được quá lớn mà phải để kích thước vừa phải. Bên cạnh đó, cần đặt nghê một đôi để đảm bảo cân bằng âm dương và phát huy cao nhất công năng.
  • Đặt tại lăng mộ dòng họ, người có quyền lực, tiền bạc: Người xưa tâm niệm rằng Nghê sẽ canh gác có giấc ngủ của những người đã khuất khỏi tà ma giúp họ được ra đi thanh thản. Ngoài ra nghê xuất hiện phía trước mộ cũng thệ hiện sự thương tiếc, kính trọng của người còn sống với người đã mất.
con-nghe-la-con-gi-y-nghia-hinh-tuong-con-nghe-trong-van-hoa-viet-2
Hình ảnh con Nghê tại đình làng cổ Bắc bộ.

Truyền thuyết về con Toan Nghê

Theo truyền thuyết thì Toan Nghê cùng với Si vẫn, Phụ Hí, Bệ ngạn, Bí Hí, Bồ Lao, Trào Phong, Nhai Xế và Tỳ Hưu là 9 đứa con của rồng (một số truyền thuyết thì nói rằng là con của Long Vương). Toan Nghê chính là người con thứ 8 với hình dáng chân sư tử, mình chó, đầu Lân nhưng lại không có sừng, tổng thể tạo lên một vẻ hùng mạnh, dữ dội, có sức mạnh chống được các loại tà ma ác quỷ.

con-nghe-la-con-gi-y-nghia-hinh-tuong-con-nghe-trong-van-hoa-viet-3
Hình ảnh về 9 đứa con của rồng và Nghê là đứa con thứ 8.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *